Do các thang đo mới được xây dựng lần đầu nên hai phương pháp đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) được thực hiện lại một lần nữa giúp sàng lọc sơ bộ và nhận dạng cấu trúc thang đo (Hair và các tác giả, 1998). Tuy nhiên, để có kết luận cuối cùng về giá trị của bộ thang đo cần sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Hurley & các tác giả, 1998, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008), vì CFA cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của các thang đo như mối quan hệ giữa một số khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác mà không bị chệch do sai số đo lường (Steenkamp & Van Trijp, 1991, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Các tiêu chí đánh giá thang đo bằng công cụ CFA như sau:
Thứ nhất là tính đơn nguyên: Một thang đo đạt được tính đơn nguyên nếu mô hình thang đo tương ứng đạt được độ thích hợp chung (phù hợp với dữ liệu). Mô hình được gọi là tương thích khi phép kiểm định Chibình phương (c2 ) có giá trị mức ý nghĩa (p) lớn hơn 0,05 (Kline, 2010). Tuy nhiên vì Chibình phương có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu. Do đó, có thể sử dụng đến các chỉ tiêu khác: nếu một mô hình có giá trị CFI từ 0,9 đến 1, CMIN/df<2 (theo Kline (2010) thì giá trị CMIN/df vẫn có thể chấp nhận ở mức nhỏ hơn 3) và RMSEA<0,8
thì mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008).
Thứ hai là giá trị hội tụ: (1) hệ số hồi quy nhân tố (Factor loadings) có ý nghĩa thống kê và có giá trị ³ 0,5 (Hilderbrandt, 1987, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008); (2) Mô hình thỏa mãn phù hợp với dữ liệu.
Thứ ba là giá trị phân biệt: (1) Tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 và có ý nghĩa; (2) Mô hình thỏa mãn phù hợp với dữ liệu;
Thứ tư là độ tin cậy tổng hợp (αc) và phương sai trích (rvc):
Độ tin cậy tổng hợp (αc) và phương sai trích (rvc) được tính theo công thức sau: 2 1 2 2 1 1 ( ) ( ) (1 ) p i i c p p i i i i l a l l = = = = + - å å å và 2 1 2 2 1 1 (1 ) p i i vc p p i i i i l r l l = = = = + - å å å
Trong đó l i là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i, 1 l i2 là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i và p là biến quan sát của thang đo (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Theo Hair & các tác giả (1998) thang đo đảm bảo độ tin cậy khi độ tin cậy tổng hợp phải lớn hơn 0,6 và phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Việc kiểm định thang đo bằng công cụ CFA được tiến hành qua hai bước sau:
Bước 1: Phân tích CFA riêng cho từng thang đo để khẳng định tính đơn
nguyên, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích và giá trị hội tụ. Ngoài ra đối với các thang đo đa hướng kiểm định thêm về giá trị phân biệt giữa các thành phần của thang đo.
Bước 2: Phân tích CFA chung cho tất cả các thang đo để kiểm định giá trị
Sau khi kiểm định các thang đo bằng công cụ CFA, các biến quan sát không phù hợp sẽ tiếp tục bị loại. Do vậy, mô hình nghiên cứu sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với dữ liệu nghiên cứu trước khi thực hiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 3.2.5 Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu cho trường
hợp điển hình
Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Mô hình SEM ngoài việc có ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đo lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hulland & các tác giả, 1996, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Phương pháp hợp lý tối đa (Maximum Likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu nếu dữ liệu có phân phối chuẩn.
Mô hình SEM trước hết được sử dụng để đánh giá sự thích hợp của mô hình tương tự như CFA (mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu khi các chỉ tiêu CFI từ 0,9 đến 1, CMIN/df<2 và RMSEA<0,8). Kế đến là kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu bằng các tham số giá trị ước lượng, giá trị tới hạn và mức ý nghĩa của giá trị ước lượng (p).
3.3 THIẾT KẾ MẪU NGHIÊN CỨU